Giac Mo cua Me

Lien Doan Hoa Lu
Verfügbare Informationen zu "Giac Mo cua Me"

  • Qualität des Beitrags: 0 Sterne
  • Beteiligte Poster: Ngua de tinh
  • Forum: Lien Doan Hoa Lu
  • Forenbeschreibung: Forum
  • aus dem Unterforum: Tho Van
  • Antworten: 1
  • Forum gestartet am: Samstag 17.06.2006
  • Sprache: deutsch
  • Link zum Originaltopic: Giac Mo cua Me
  • Letzte Antwort: vor 16 Jahren, 10 Monaten, 27 Tagen, 1 Stunde, 52 Minuten
  • Alle Beiträge und Antworten zu "Giac Mo cua Me"

    Re: Giac Mo cua Me

    Ngua de tinh - 28.05.2007, 18:02

    Giac Mo cua Me
    Giấc Mơ Của Mẹ

    Hoa đang tṛ chuyện với chị Hà, nàng đang nh́n ra ngoài với trời xanh mây trắng, đột nhiên tiếng của thầy giáo lại gần hơi làm hoa giật ḿnh.
    - Chị cảm thấy thế nào khi chị đi học học lại? Hoa cười vui vẻ:
    - Tôi vui lắm, v́ hai mươi năm trước tôi là học tṛ, hai mươi năm sau tôi lại là học tṛ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tôi cứ tưởng ḿnh trẻ lại, thấy ḿnh như sống lại với thời trẻ dại thuở hai mươi. Hằng ngày, cứ chiều chiều, ba lô trên vai, tôi chạy xuống đồi, gió lùa trong tóc, ḷng tôi lại cảm thấy lâng lâng. Tôi không quên tới nhà trẻ dắt con. Mẹ con vừq đi vừa tṛ chuyện, chuyện học ở trường con, trường mẹ, thật vui. Tâm hồn không buồn không phiền v́ ai.
    Tháng chín năm ấy, trường cộng đồng ở Tacoma có thêm hai tên học tṛ mới, mẹ con tôi đi học. Từ tám giờ sáng, Lộc chuẩn bị xong để theo mẹ đến trường. Những ngày làm học tṛ là thời gian sung sướng và hạnh phúc nhất trong đời tôi. Không lo lắng, không tranh giành, không bon chen, tôi cố làm xong bổn phận của một tên học tṛ là đủ. Một mặt kiếm chữ để dạy con, môt mặt kiếm chút tiền để sống. Đi học là một nghề cho những người lở thời, lở vận như tôi.
    Tôi gặp Mai, cô học tṛ trước tôi hai khóa, Mai trẻ hơn. Khi tôi gặp Mai, cô đang chuyện tṛ véo chuyện tṛ véo người bạn ngoại quốc. Mai nói, nàng có ba tên con trai, và đến Mỹ sinh thêm một gái. Bây giờ Mai cố học. để dạy cho ba tên con trai nàng thật giỏi. Xong bậc trung học chúng có thể vào West Point (trường đào tạo sĩ quan nỗi tiếng nhất của Mỹ). Sau nầy mỗi đứa chọn một ngành binh nghiệp: một hải quân, một không quân, và một bộ binh. Một ngày nào đó, chúng sẽ là cấp chỉ huy (làm tướng) một trong những chiến hạm trên Thái B́nh Dương. Thời cơ đă đến, chúng nó sẽ vận động chính phủ Mỹ và các bạn hỗ trợ để trở lại Việt Nam. Nó sẽ kêu gọi Cộng đồng ngườI Việt ở hải ngoại trên toàn thế giớI, “Vietnamese Roll up, Back to VietNam” hăy trở về Việt nam anh chị ta em ơi. Thế là chúng nó có cơ hội. Một số trẻ khác, thế hệ con cái chúng tôi tham gia vào chính quyền Mỹ, hoặc làm trong cơ cấu chính quyền các nước khác, hổ trợ tiếp tay để chúng nó hoàn thành sứ mạng trở về. Các con tôi có thể sẽ có tội, v́ gây chiến không được sự cho phép của chính quyền Mỹ, v́ nó là công dân Mỹ.
    Tôi nghe xong nước mắt rơi, ngưỡng mộ Mai. Dù đó chỉ là giấc mơ, nhưng là cả một tấm ḷng yêu nước thiết tha. Sứ mạng của tôi, của em môt người đàn bà đi học dạy con, dạy con yêu nước nhớ giống ṇi, một ngày nào đó có cơ hội, chúng nó có sứ mạng cứu người lầm than.
    - Muốn dạy con đâu có dễ, phải không chị? –V́ chúng nó c̣n nhỏ lớn lên ở đất Mỹ, nếu không muốn Mỹ hóa, th́ phải dạy con từ nhỏ. Mai quay lại nói vớI tôi. –Chúng ta phải đi học để dạy con cho nó hiểu chúng nó là ai, từ đâu đến, tại sao phải đến đây, và tại sao phải trở về? Nếu chúng nó ở Việt Nam khoảng trên mười tuổi th́ dễ dạy hơn. Chúng nó c̣n nhỏ quá ḿnh phải uốn nắn, mướm nước miếng cho những con chim con, để nó biết ḿnh muốn ǵ.
    Tôi gục đầu, cười với Mai, qua màng lệ nóng nghẹn ngào, tôi hát nghêu ngao: “Tôi yêu quê tôi, yêu luỹ tre làng đẹp xinh, yêu con song xanh, yêu nước yêu nhà Việt Nam, và đây mối t́nh nở hoa. Ngàn năm không hề phai nḥa… …” , nước mắt lăn dài trên má tôi, má em.
    Đi học cũng không dễ với tôi, mới đầu những môn học như tập đọc thật khó quá, v́ đọc một câu chuyện trên trời dưới đất đến 4, 5 trang, đọc trước quên sau, bà giáo chỉ hỏi một vài vấn đề liên quan đến có một chữ, mà tôi quên bẳng, không biết chữ đó nó nằm ở đâu, trang nào. Dần dà rồi cũng quen, v́ mỗi ngày ḿnh biết thêm một chuyện lạ. Có lần học môn tập đọc tôi đọc bài “I Want a Wife” (tôi muốn có một người vợ). Đọc xong, tôi cứ nghĩ là có một anh chàng nào đó, mơ có một cô vợ lư tưởng, vừa đẹp vừa lo cho chồng, lo cho con học hành, sạch sẽ, và lại đi làm kiếm tiền nữa. Anh mơ một người đàn bà hoàn toàn, ngay cả những người đàn bà Á đông như chúng tôi cũng không thực hiện được. Thật ra bài nầy là do một người đàn bà viết, v́ bà chán làm vợ kiểu cổ điển. C̣n nhiều câu chuyện tập đọc khác khá hấp dẫn, được góp nhặt từ đời sống, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi học, tôi đọc mà ḷng cảm thấy vui vui.
    Ngày qua ngày, tôi làm nghề học tṛ, và tôi có hai thầy dạy ESL (English Second Language). Cô dạy tập đọc và văn phạm, chúng tôi thời để tập nói, tập đọc, để học văn phạm và ngữ vựng. Trong lớp tôi chỉ có hai người Việt, chị Hà có chồng Mỹ, và tôi vượt biên tỵ nạn. Chị Hà rời Sài G̣n hồi 75, và nói tiếng Mỹ rất giỏi, chị đă theo chồng, đi một ṿng các nước Trung đông hơn mười năm, trở về Mỹ nghỉ ngơi đi học lại. Một câu chuyện làm tôi nhớ măi đến bây giờ. Lúc đó tôi thật buồn, nhớ nhà vô hạn, lại vừa gặp Mai, ở tuổi tôi mà bắt đầu tập nói, tập viết, thật tội nghiệp. Đề tài nói về quê hương, đời sống, hay kỷ niệm về quốc gia ḿnh. Dễ mà, bài nói chỉ trong ṿng 30 phút cho các bạn biết nhau, v́ tất cả học sinh ESL, toàn là sinh viên trẻ người ngoạI quốc.
    Bà giáo cho chúng tôi chuẩn bị một tuần trước khi nói chuyện. Mỗi tuần có 4 giờ, 8 người nói, bằng cách bốc thăm. Tuần đầu tôi lọt sổ, tuần thứ hai tôi bốc thăm trúng. Tôi băn khoăn không biết bạn tôi có hiểu tôi nói những ǵ không, nhưng tôi đă chuẩn bị phát âm, tập nói ở nhà theo tŕnh tự, và liệt kê những từ ngữ mà có thể bạn tôi không hiểu dược, tôi sẽ viết lên bảng.
    Trước tiên tôi giới thiệu tên họ, viết lên bảng, và tôi là người Việt Nam. Tôi treo một bản đồ nước Việt Nam. Tôi giới thiệu phần địa dư nước tôi. Tôi sinh ra và lớn lên ở đó, một bán đảo rất nhỏ ở vùng Đông nam châu Á, tên gọi Việt Nam. Nhưng bây giờ tôi là ngườI lang thang, không tổ quốc, không quê hương, v́ nó không thuộc về của tôi nữa, từ sau 30-4-1975. Cộng sản miền Bắc xua quân chiếm phần đất tự do của chúng tôi, mà chính quyền Mỹ và ông Tổng thống Việt Nam bấy giờ, ông Nguyễn Văn Thiệu đă thỏa hiệp để phản bội chúng tôi. Họ là kẻ phản bội, họ mong sống c̣n, tháo chạy thoát thân, bỏ lại đằng sau mấy chục triệu người đau khổ. Hàng ngàn người lính trẻ, và khoảng 5 đến 10 vị tướng tự sát khi có lệnh đầu hàng. Hàng mấy triệu đồng bào bỏ nước ra đi, và gần một triệu người chết trên biển Thái b́nh dương.
    Hàng trăm ngàn người chết trên núi v́ tù đày, và ba mươi triệu dân trở thành nô lệ cho đế quốc đỏ. Tôi trách ai bây giờ, v́ tôi chỉ là hạt cát trong sa mạc, tôi là con gái, là đàn bà. Tôi chỉ c̣n biết khóc, khóc cho số phận của chúng tôi, làm con dân một nước nhược tiểu. Khi tôi nói, tiếng nức nở ở cuối pḥng, rồi th́ vài tiếng hỉ mũi, và chính tôi, tôi nghẹn ngào trào lệ mới có thể nói ra hết lời. Tiếng nấc nghẹn của chị Hà làm cả lớp bùi ngùi rơi lệ. Bà giáo chùi nước mắt. Nh́n xuống, tôi thấy nhiều bạn tôi mắt đỏ hoe, hầu hết là con gái, con trai th́ im lặng, buồn.
    Và rồi, tôi bắt đầu mời các bạn ghé thăm, quê hương cũ của tôi, xa xôi nhưng đầy t́nh thương, và kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được. Trên bản đồ tôi giới thiệu, bắt đầu từ ngoài Bắc, tổ tiên chúng tôi tiến dần vào Nam với bao xương máu của cha ông đă đổ. Theo bước chân khai phá của tiền nhân, và những thành phố, những lâu đài, thành quách, những thủ phủ được xây dần về hướng Nam, làm thành lănh thổ của quốc gia chúng tôi. Từ Hà Nội, vào Huế, và rồi Sài G̣n, thủ đô nước Việt Nam qua từng thời đại.
    Về phần địa dư, quê hương tôi thon nhỏ, nằm dọc bên bờ biển Thái b́nh dương, h́nh cong như chữ S, như một cô gái có thân h́nh ẻo lả đang nằm nghiêng dài, nh́n ngắm ra biển Đông. Cô gái đẹp đó đă biết bao nhiêu thăng trầm, v́ càng đẹp th́ lắm càng người theo, nên cô gái ấy đă biết bao nhiều lần đau khổ. Tôi nói vậy, bởi v́ một ngàn năm chúng tôi bị nô lệ giặc Tàu, một nước lớn gấp hàng mấy trăm lần chúng tôi. Hàng triệu người đứng lên và đă chết cho cuộc chiến dành độc lập, có cả những người đàn bà, như bà Trưng, bà Triệu xua quân đánh Tàu để cứu nước. Cuối cùng họ phải tự tử v́ thua trận, nhưng đă để lại những trang sử hào hùng mà chúng tôi muôn đời ghi nhớ.
    Rồi th́ cô gái ấy, một lần nữa bị bàn tay lông lá của người da trắng, người Pháp đă chiếm nước tôi một trăm năm. Một trăm năm trước, họ đem đến đến cho chúng tôi những quyển kinh tháhh, Chúa cứu thế, bánh ḿ và tiền của, rồi một trăm năm sau họ cướp nước, đày đọa và giết bao lương dân chúng tôi. Một trăm năm nô lệ Pháp, và hàng triệu người chết cho tự do dành độc lập. Cũng từ đó, một số dân chúng đă bị đầu độc bởi thuyết cộng sản Mác Lê, và tên trùm bịp bợm họ Hồ, cho công cuộc cứu quốc đuổi Pháp ra khỏi nước. Năm 1954, Pháp thua trận ra đi, th́ ngườI Mỹ bước vào. Cô gái ấy bị bao nhiêu thua thiệt trong gịng đời, v́ ngoại lai.
    Năm 1975, một lần nữa người Mỹ thua trận bỏ chạy, và chúng tôi là những con cờ thí cho bọn giặc đó. Những lâu đài thành quách có từ lâu đời, như một kỷ niệm vướng víu vào ḷng người khó phai, dù bây giờ chúng tôi ở xa nó.
    Chúng tôi nói cùng một thứ tiếng, một màu da, một tổ tiên, một giống ṇi. Chúng tôi có một phong tục, một tập quán, một cách ăn mặc, một dân tộc đồng nhất, có 4000 năm văn hiến. Quê hương tôi đó, có bao nhiêu danh lam thắng cảnh, và hàng ngàn di tích lịch sử. Chỉ v́ nước tôi quá nhỏ bé bên cạnh bọn cướp nước to lớn, bọn xâm lăng, bọn đế quốc chủ nghĩa, dù xa hay gần chúng cũng háo hức đi tới, và cuối cùng đau khổ là chúng tôi.
    Sau năm 75, bọn giặc đó bắt hàng hai triệu dân, người miền Nam lên núi làm tù binh để sản xuất, có vô số người chết v́ bịnh, v́ đói, v́ lao khổ. Khoảng ba triệu người bỏ nước ra đi, cho đến khi người chết trên biển Đông lên đến cả triệu người, mới đánh động lương tâm của loài người trên thế giới. Hiện nay có khoảng hai triệu người Việt lưu vong sống trên toàn cầu, và có đến sáu mươi triệu đồng bào trong nước trở thành nô lệ cho bọn giặc cộng Nga Tàu.
    Người dân Việt hiền ḥa hiếu khách, chúng tôi chưa bao giờ rời bỏ quê cha đất tổ ra đi v́ miếng cơm manh áo từ 4000 năm nay. Chúng tôi chuộng tự do, ḥa b́nh, nhân bản, nhưng chiến tranh từ hai siêu cường Mỹ Nga đă xâu xé quê hương tôi. Súng Mỹ, súng Nga đă giết dân Việt hàng chục triệu người ở hai miền Nam Bắc. Hàng triệu triệu trẻ thơ vô tội không cha, hàng triệu người vợ mất chồng, và triệu bà mẹ mất con. Chiến tranh, ai gây? Nếu không phải Mỹ Nga, họ là kẻ thù của những nước nhược tiểu như chúng tôi. Tôi thù họ, hận họ, ghét họ v́ họ là những ngườIivô trách nhiệm. Tôi nhớ là khi tôi bước xuống bục, nước mắt tôi c̣n lả chả rơi. Bà giáo đưa cho tôi miếng giấy lau, tiếng nấc của chị Hà làm mọi người nghẹn ngào, vài tiếng hịt mũi, bà giáo một lần nữa lau nước mắt. Bà tỏ lời chia xẻ, bà thành thật chia buồn với những người Việt như chúng tôi.
    Tôi yêu trường học, v́ ở đây tôi muốn nói ǵ tôi nói, muốn viết ǵ tôi viết. Khi có chút vốn liếng chữ Anh, tôi bắt đầu học những môn học chính trị, xă hội, khoa học và toán để lấy cái bằng trung học (High school diploma). Học bổng th́ ai cũng xin được, mỗi tháng đem về vài trăm, đi làm thêm kiếm vài trăm để sống.. Đi học dài dài để kiếm vài cái bằng cử nhân có thể từ 4 đến 8 năm. Lâu vậy là v́ ḿnh học ESL, rồi trung học. Tôi đi học đến năm thứ ba, th́ tôi có thêm em bé. Chồng tôi và bạn bè chọc ghẹo tôi rằng, vừa học vừa sinh nên được đổi tên là học sinh chứ không c̣n học tṛ nữa. Thế là tôi có được hai tên, một tên sinh 83 ở Việt Nam sau khi chồng đi tù về, tôi thường gọi tên Việt Cộng và một tên sinh 89 ở Mỹ, tôi gọi thằng Mỹ con. Cả hai chúng nó nói chuyện với nhau như Mỹ khi vắng mẹ.
    Tôi đi học th́ may mắn cho con tôi được gởI ở nhà trẻ của trường, họ săn sóc dạy dỗ có chương tŕnh, tôi chỉ trả 20% mà thôi.. Ba năm trôi qua tôi làm học sinh không biết chán, cái ǵ tôi cũng thích học, nhưng khả năng Anh ngữ có hạn, có lẽ tôi không có nhiều ngôn ngữ, nên tôi học một số lớp tổng quát. Nếu có cơ hội th́ chuyển trường c̣n không th́ cũng có chút tiếng Anh để đi làm. Chúng tôi an phận. Thằng con lớn vào trường tiểu học, th́ thằng con nhỏ vào nhà trẻ liên tục của trường cộng đồng. Một hôm tôi gặp lại ông giáo dạy tập viết ESL, ông hỏi lâu rồi, ông không gặp tôi, cứ ngở tôi đă đi làm, hay chuyển đến vùng khác.
    -Tôi có thêm em bé, ở nhà hơn một năm nuôi con, nay tiếp tục đi học lại. Ông cười x̣a,
    - À, ra thế, tốt, tốt, như vậy là tốt lắm. Tôi cười,
    -Tôi tin vậy, tốt v́ tôi có thể gởi con ở nhà trẻ, và tôi có tiền đi học tiếp, đi học là nghề của tôi mà. Không bon chen, lọc lừa, tranh giành hay lo lắng. Đời sống thật thỏa mái, vui vẻ, gia đ́nh không đến nỗi khó khăn lắm, nên v́ con, tôi đi học. Nhất cử lưỡng tiện.
    Năm năm sau, tôi xin chuyển trường, xin như vậy chứ sợ lắm. May sao một buổi chiều tôi nghe tiếng điện thoại reo, cầm ống nghe lên, bà cố vấn ngành kỷ sư cơ khí cho hay, tôi được nhận vào trường, vào ngành. Tôi chỉ biết cám ơn rốI rít chứ c̣n biết nói ǵ. Thế là tôi vào đại học, chuyện khó tin nhưng có thật. Ngày đầu vào đại học, tôi đứng nh́n thật lâu ngôi trường mà nghĩ ngợI, ḿnh vào đại học rồi sao? Ḷng tôi bồi hồi, v́ làm sao tôi đă hơn 40 tuổi có thể học đại học? Thật là hay mơ! Ngày tháng rồi cũng qua, nhưng những ngày đầu, ḷng tôi nao nao nhớ lại bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh thuở nào! Tôi vui quá và cảm thấy hồn ḿnh lâng lâng bay bổng vào cơi xa mù.
    Học ở đại học, v́ chỉ có chồng đi làm nuôi bốn người, nên tiền học bổng tính theo mức sống của gia đ́nh. Sau mỗi ba tháng, trả tiền học xong, tôi mua sách cũ, c̣n lại khoảng hai ngàn, tính ra mỗi tháng có được gần bảy trăm đô, và đi làm thêm ở trường kiếm vài ba trăm, dễ mà. Tôi vui thật vui. Niềm vui của tôi nhẹ nhàng, nhỏ bé quá. Có hôm tôi bảo các con.
    - Hôm nay thứ bảy, ở nhà coi TV măi, mẹ không học bài được. Hai đứa theo mẹ đi thư viện, v́ thứ hai mẹ có giờ thi. Ba mẹ con chúng tôi, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi vai ba lô, theo mẹ ra xe bus đi trường. Đứa nhỏ ba lô nhỏ đi trước, đến đứa lớn, c̣n mẹ theo sau chót, cả ba bước vào thư viện trường Đại học Washington. Niềm vui nhẹ nhàng len lén đi vào hồn tôi. Chúng tôi, ba mẹ con đi vào thư viện của một trường đại học lớn, tôi nghĩ thầm, Trước hay sau năm 75, chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới, hay thoáng qua óc tôi h́nh ảnh nầy. Tôi vui niềm vui khó tả, chỉ riêng tôi chiêm nghiệm và mĩm cười một ḿnh.
    Không biết tôi có làm được kỷ sư hay không, nhưng trong ḷng tôi rộn lên một niềm vui nhẹ nhàng, khó tả, khi đang nh́n hai đứa con bước đi, từng bước, trên tam cấp cầu thang của thư viện. Đây là một bước ngoặt của cuộc đời tôi, một kỷ niệm khó quên cho con tôi. Thật vậy, ai biết được ngày mai. Đời tôi măi trôi nỗi bồng bềnh theo gịng sông định mệnh, với vận nước nỗi trôi. Có biết bao nỗi buồn đeo vây, nhưng một thoáng hạnh phúc chợt bừng dậy trong tôi, lúc nầy, và nhớ lời Mai, ḷng tôi lại thấy vui lây, tràn đầy hy vọng. Biết đâu rồi có một ngày, con tôi … lại sẽ trở về.
    Đến ngày ra trường tôi cũng áo măo như ai, tôi nói với Lộc rằng, mẹ chỉ mặc được áo choàng bằng vải (cử nhân, bachelor of science), mẹ hy vọng rằng con sẽ mặc áo choàng bằng nhung con nhé (áo nhung cho tiến sĩ, Doctorate). Hai đứa con đứng trên bục, nh́n tôi vẫy vẫy mĩm cười, làm tôi sung sướng quá. Tôi thầm nghĩ ḿnh trẻ măi không già, v́ nh́n lại c̣n có vài người già hơn ḿnh, nên ḷng thấy nao nao. Những tấm h́nh ra trường là một kỷ niệm khó quên.
    Ai cũng nuối tiếc quá khứ dù quá khứ vui hay buồn. Với tôi, kỷ niệm thời học tṛ vẫn c̣n lưu luyến măi khôn thôi. Một thời hạnh phúc nhất trong đời, không bon chen, không muộn phiền, dù có chút mệt mỏi trong những ngày thi cử. Đi học là tôi t́m được sự an phận, thanh thản, tự do và thoải mái. Mái trường vẫn hiền ḥa dù ở đâu, Mỹ hay Việt, ở đó tôi t́m được nguồn vui, hy vọng và mơ ước. Biết đâu một ngày nào đó, các con tôi sẽ trở về quê mẹ Việt Nam mến yêu, sống và xây dựng tự do, công bằng, như mơ ước của mẹ nó.

    Phạm Đào Nguyên
    (Cop Xixon suu tam)



    Mit folgendem Code, können Sie den Beitrag ganz bequem auf ihrer Homepage verlinken



    Weitere Beiträge aus dem Forum Lien Doan Hoa Lu

    Bien che Hai San "rung ron".... - gepostet von Cop xixon am Freitag 03.08.2007
    Hinh Vui Trai He Hoa Lu 08/07 - gepostet von Ngua de tinh am Freitag 24.08.2007
    Banh Beo O “Tan Thoi” - gepostet von Akela am Freitag 18.08.2006
    La Thu cua Sinh Vien Bach Khoa Saigon - gepostet von Nguoi VN am Dienstag 29.05.2007
    Ba hat minh chau - gepostet von Cop xixon am Montag 25.06.2007
    Nguoi Ty Nan VN con lai o Cambodia - gepostet von Nguoi VN am Freitag 13.07.2007
    Cuu khan cap tai bien mach mau nao voi mot cay kim - gepostet von Cop xixon am Montag 04.12.2006



    Ähnliche Beiträge wie "Giac Mo cua Me"

    Giac Mo - Cop xixon (Sonntag 30.07.2006)